Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Du lịch Thác Lệ Trinh Quảng Ngãi

Nếu có dịp đi du lịch Lý Sơn- Quảng Ngãi bạn đi theo hướng tây bắc về huyện Ba Tơ chừng 6km bạn sẽ đến với thác Lệ Trinh cao khoảng 12m bắt nguồn từ núi Cao Muôn đổ qua những tầng đá tạo thành thác nước tung bọt trắng xóa. Từ xa, nghe tiếng thác đổ vọng về tựa như giai điệu nơi đại ngàn.

dulichthacletrinhquangngai

Hai bên đường đến chân thác là những cánh rừng xanh, chằng chịt dây leo. Thỉnh thoảng, du khách có thể nghe tiếng gà gáy, chim bồ chao, cu gáy, bìm bịp kêu... Đi chừng khoảng 20 phút, âm thanh của núi rừng hòa cùng tiếng thác đổ ầm ào từ xa vọng lại nghe như giai điệu trầm bổng hùng hồn.

Dừng chân ngồi dưới những tảng đá bàn, du khách có thể ngắm mây trời, ngọn thác trắng xóa dài đến 12m tựa như dải lụa mềm vắt ngang cánh rừng xanh còn nguyên sơ. Khung cảnh nơi đây chẳng khác nào như thác Prenn Đà Lạt (Lâm Đồng). Nếu như thác Prenn làm cho du khách ngẩn ngơ, gợi trí tưởng tượng như “chiếc áo dài tiên nữ, bay về đâu còn vướng lại bên đồi” thì thác Lệ Trinh cũng không kém gì.

Thác Lệ Trinh bắt nguồn từ núi Cao Muôn qua những cánh rừng già, nên nguồn nước không bao giờ cạn. Vào mùa thu rừng thay lá, trôi theo dòng suối tạo thành chất mùn làm thức ăn quanh năm cho bao loại cá. Nhờ đó mà dòng suối nhỏ đã bao bọc cơ man nào là cá chình, lươn, chạch, tôm, cua đá nằm trong các khe, hang sâu. Những tảng đá nhỏ tạo thành ghềnh thác là nơi trú ngụ của loại cá niên - đặc sản của suối nguồn Ba Tơ. Dưới lòng suối còn có vô vàn ốc đá bám vào đá. Thức ăn chính của ốc là rong rêu nên khá sạch.

dulichthacletrinh-quangngai

Theo con suối, du khách có thể bắt ốc đem vào nhà dân nấu với rau ranh là có ngay món ăn ngon, bổ dưỡng. Những trưa hè, hay đêm trăng thanh cứ nhâm nhi hút từng con ốc, ngồi nghe những câu chuyện gắn liền với dòng suối Lệ Trinh, với đội quân du kích Ba Tơ năm xưa, du khách như không còn khái niệm về thời gian.

Những câu chuyện đầy ắp tình người được một lần nghe già Phạm Đức Trinh, có nhà ngay bên chân suối kể chắc chắn sẽ làm xao động bao trái tim. Câu chuyện vẹn tròn một tình yêu, chuyện cái tên gắn liền với con suối cũng sẽ lần lượt được già Trinh kể lại rất rành rọt, làm bạn không thể rời tai.

Ngoài thắng cảnh đẹp, dòng suối còn tưới mát những cánh đồng cho bao mùa vàng trĩu hạt. Âm thanh của dòng thác luôn đổ rì rầm như giai điệu hùng hồn nơi đại ngàn, khiến cho ai một lần đến mãi không quên.

Xem thêm: Tour du lịch Đảo Lý Sơn từ Hà Nội

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Ốc tượng đặc sản biển đảo Lý Sơn

Đến với lý Sơn- Quảng Ngãi bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây, mà bạn được thưởng thức những ẩm thực hấp dẫn, do chính người dân nơi đây chế biến rất thơm ngon, các hải sản được mua tận ghe nên rất tươi ngon như: Tôm hùm, cua huỳnh đế, cá tà mà, ...Đặc biệt là ốc tượng vậy hãy cùng chún tôi đến với tour du lịch đảo Lý Sơn để được thưởng thức món ngon hấp dẫn này nhé.

octuongdacsanbiendaoly

- Ốc tượng thuộc loài ốc to. Chúng cư trú tập trung ở những bãi đá thuộc tầng nước sâu. Muốn bắt được cũng không hề dễ dàng gì vì hễ thấy người tiến gần chúng vận công lực của thân, của miệng bám chặt vào đá, người ta phải dùng đến xà beng để nạy. Ốc tượng ăn ngon nhất là cỡ ốc lớn bằng cái bàn tay xòe. Thịt mỗi con phải đến 3-4 lạng Món ốc tượng trộn đậu phụng rất được thực khách ưa chuộng. 

Cách chế biến: Ốc được chà, rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước, cho nguyên cả con vào nồi luộc. Sau đó thái thịt ốc mỏng và nhỏ khi còn nóng rồi trộn ngay với một ít đậu phụng rang bóc vỏ, được giã giập. Chuẩn bị sẵn một chén nước mắm cá cơm cùng các thứ gia vị: ớt, tỏi, tiêu, chanh và một vài đĩa rau sống sạch sẽ, phong phú các loại rau, vài chục bánh tráng mỏng, thế là đã có một món ăn ngon. Món ăn này không dành chỗ cho những người đến muộn hoặc quá chậm chạp vì phải ăn nóng mới ngon. Thịt ốc luộc trắng, trong như mực nhưng quyến rũ hơn ở mùi thơm, ở vị béo, ăn vào giòn giòn, sật sật. 
octuongdacsan-biendaoly

Cũng từ ốc tượng có món ăn thứ hai là cháo ốc tượng với cách nấu đơn giản như cháo hành. Khi gạo đã nhuyễn, cho thịt ốc vào, thịt ốc có thể xắt nhỏ, hoặc để nguyên con tùy người ăn. Cỡ chừng 15-20 phút là nồi cháo được, nhắc xuống dùng ngay và khách sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt của món cháo này.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Du lịch Lý Sơn thưởng thức gỏi măng

Du lịch Lý Sơn thưởng thức gỏi măng nhất là sau những cơn mưa giông mùa hạ làm dịu mát làng quê sau những ngày nắng oi ả của dải đất miền trung. Từng mụt măng non vội vã nhú lên khỏi lòng đất như muốn đón ánh nắng chói chang và hứng sương gió của đất trời. Chỉ sau vài ngày, măng đã cao hơn gang tay được bao quanh những chiếc mo phủ đầy lông tơ. Được người dân hái về cải thiện bữa cơm gia đình, hoặc đãi khách quý. Măng có thể chế biến nhiều món ăn ngon: Măng xào, nấu canh măng, nem măng chua ngọt, vịt nấu măng, ếch om măng… và khó có thể bỏ qua món gỏi măng.

dulichlysonthuongthucgoimang

Cách chế biến gỏi măng khá đơn giản. Nguyên liệu đi kèm với măng có thể là vài con tôm hay bì lợn… hoặc đơn giản chỉ với ít thịt ba chỉ cùng vài hạt lạc rang và rau thơm. Sau khi mang măng về nhà, dùng dao bóc lớp mo phủ bên ngoài rồi thái sợi nhỏ dọc theo thân. Tiếp đến, cho măng vào nồi nước, rắc thêm ít muối hạt rồi bắc lên bếp đun sôi để khử vị đắng. Lát sau, vớt măng cho vào chậu nước lã, khuấy đều rồi vớt ra ngoài dùng tay vắt khô. Trộn chung măng với thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng cùng ít muối, tiêu, đường, tỏi Lý Sơn băm nhuyễn và nước cốt chanh rồi múc ra đĩa. Thêm ít lạc rang giã dập cùng với rau thơm và vài lát ớt đỏ thái mỏng lên trên là đã có đĩa gỏi măng chưa ăn đã thấy ngon.

Thưởng thức món gỏi kèm với bánh tráng (bánh đa), nhai giòn giòn mang lại cho bạn cảm giác ngon miệng đến lạ thường, vị ngọt của măng và đường xen lẫn vị chua của nước cốt chanh cùng vị béo của thịt, của lạc rang, vị mặn của muối hòa quyện với hương vị cay dịu của tiêu, hương thơm của tỏi và rau làm cho người ăn luôn cảm thấy hương vị ngọt ngào tinh khiết nơi miền sóng gió.

Hiện nay món gỏi măng được xem là đặc sản, hiện diện trong những mâm cỗ cạnh những món sơn hào hải vị. Những thực khách dẫu khó tính, nhưng vẫn không dễ gì bỏ qua món gỏi măng đậm chất dân dã. Nếu ai từng đặt chân đến mảnh đất miền trung chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn của người dân xứ Quảng thường dùng để đãi khách quý khi đến nhà, hoặc trong các lễ hội không thể thiếu món gỏi măng.

Tham khảo thêm: Ẩm thực đảo Lý Sơn

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Du lịch Lý Sơn thưởng thức canh măng cá nhét

Du lịch Lý Sơn du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây, hay hòa mình vào làn nước trong xanh cùng biển khơi, mà du khách còn được thưởng thức những món ăn dân giả cùng người dân miền biển, những món ăn tuy dản dị nhưng lại mang đến cho du khách một cảm giác ấm áp hơn bao giờ hết đó là món canh măng cá nhét.

dulichlysonthuongthucanhmangcanhet

Thông thường cứ sau mỗi trận mưa đầu mùa, cá từ ao, hồ, sông, bàu… ức nước bơi ngược dòng nước lũ để “ngao du” và đẻ trứng. Thời điểm này người dân quê tôi mang lưới, lờ, đó, tủ, rớ… ra đồng hoặc nơi có nước lũ về để bắt cá. Nhiều nhất là cá rô, cá tràu, cá trê… các loại cá con. Đối với cá nhét chỉ bắt bằng lưới, tủ bởi vì da chúng rất trơn  khó bắt, nhưng được chế biến nhiều món ăn rất ngon.

Món cá nhét thường rất tốt cho cơ thể, theo Đông y, cá nhét có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, trợ lực, thanh nhiệt, phòng trừ thấp. Cá nhét rất giàu chất dinh dưỡng, được người miền Trung chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: Cá nhét nướng chấm mắm gừng, cá nhét xào sả ớt, cá nhét um với chuối chát, cá nhét nấu lẩu, cá nhét nấu cháo, cá nhét nấu canh chua, cá nhét kho rim lá gừng, lá nghệ…

Món cá nhét đang mang trứng, nấu ngọt nêm lá gừng là món đặc sản ở miền quê đất Quảng, ăn rất thơm, bùi béo và ngọt lịm. Tuy nhiều món vậy nhưng món cá nhét nấu canh măng chua là hấp dẫn đối với tôi nhiều nhất. Người Quảng Ngãi thường bắt cá nhét đã nhốt trong lu từ mấy ngày trước cho sạch ruột, rồi bỏ vào nồi nước ấm để cá vùng vẫy cho ra bớt nhớt. Sau đó bà dùng tro bếp vuốt từng con để sạch nhớt, rồi rửa sạch bằng nước lã.
dulichlyson-thuongthucanhetcanhgung

Để cá ráo nước xong , ướp cá bằng muối hầm, bột ngọt, tiêu, ớt, hành tím… độ mươi phút thì cho vào xoong phi dầu nóng với tỏi um qua, sau đó cho măng chua “thập cẩm” vào đảo nhẹ. Khi vừa chín, chế thêm ít nước sôi đủ dùng. Khi hỗn hợp sôi lại, nêm nếm vừa ăn, bỏ thêm rau ngổ, ngò tây và nhắc xuống. Món này đạt yêu cầu khi thấy da cá nứt nẻ, béo ngậy, nước ngọt, chua có mùi thơm dịu đặc trưng của cá và măng.

Sở dĩ có món măng chua “thập cẩm” bởi vì đây là loại măng xắt ra từ những nhánh măng dòi , hay những ngọn măng trên cao bị gió bão làm gãy rớt xuống đất. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức món ăn ấm cúng nhất là hôm nào trời se lạnh, thưởng thức món cá nhét thì cảm thấy thật ấm áp và khi đi xa du khách sẽ nhớ mãi món ăn mang đậm tình quê miền đất đảo.



Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Du lịch Gành Yến Quảng Ngãi

Đến với chuyến du lịch đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi vào một buổi chiều hè nắng vàng trải dài trên đảo, bạn lượn xe trên con đường nhỏ đầy sỏi đá sẽ bắt gặp một khung cảnh thơ mộng, thoáng mát hiện ra khiến du khác sẽ cảm thấy thích thú, lạ lẫm. Trước mắt là biển xanh ngát kéo dài ra tận chân trời. Từng đợt gió thổi lồng lộng, xua đi bao nóng nực. Sóng ở Gành Yến vỗ nhẹ. Vài chiếc thúng của ngư dân đánh bắt hải sản neo gần bờ trôi lững lờ trên mặt nước. Thuyền thúng nơi đây phủ màu xanh bắt mắt khiến khung cảnh càng thêm hữu tình.
dulichganhyenquangngai

Điều tuyệt đẹp hơn bao giờ hết là bờ biển nơi đây không phải là bãi cát phẳng lì mà được tạo thành từ đá cuội đen xen lẫn với đá san hô. Phía xa, từng lớp đá xếp chồng lên nhau, ngay ngắn, vuông vức tựa như có bàn tay thần kỳ sắp đặt. Theo những người dân địa phương, có thể những lớp đá đen này là kết quả phun trào của núi lửa hàng triệu năm trước. Nhiều người vẫn hay ví von "Gành Yến là gành đá dĩa Phú Yên ở Bình Hải”.

Trên bãi đá cuội, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ đang bắt ốc. Nước biển mát rượi, nhìn xuyên thấu từng con ốc, rộm, rong biển hay những bụi lớp bốp được ví như hoa của biển... người dân nơi đây cho hay, bãi ngang Gành Yến có nhiều loại hải sản tươi ngon. Trong một buổi chiều, 1 người có thể bắt vài kg ốc đá mang về luộc bán với giá 14.000 đồng/lon.


Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trong vịnh đá có nhiều hốc nhỏ là nơi trú ngụ của các loại chim như yến, én, sáo kể cả bồ câu. Người dân từng bắt gặp cả rái cá trên gành đá. Chỉ tay về phía gành đá xa xa, họ nói, đó là nơi dân câu chuyên nghiệp khắp nơi trong vùng kể cả từ Hội An (Quảng Nam) vào buông câu. Cá, tôm, bạch tuộc, cá mú là “chiến lợi phẩm” mà dân câu thu hoạch.
dulich-ganhyenquangngai

Nếu bạn đứng trên mũi đá cao ở Gành Yến, dõi mắt về phía xa, có thể thấy đảo Lý Sơn thấp thoáng. Gành Yến còn ít khách du lịch biết đến nên vẫn giữ nguyên những nét hoang sơ. Từ bờ biển đầy đá cuội đen, bụi dứa dại cho quả chín ửng hồng, hàng chuối thẳng tắp phía xa xa, Gành Yến là bãi biển thú vị, tuyệt vời với những người thích khám phá. Bởi lẽ, cùng với việc tham quan Gành Yến, du khách có thể kết hợp tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của vùng đất anh hùng này như Lăng vạn Thanh Thủy thờ cá Ông, nghe kể về địa đạo Thanh Thủy, tham quan Bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường ghi dấu ấn một thời hào hùng, trải nghiệm cùng đời sống người dân ven biển...

Hiện nay Gành Yến chắc chắn sẽ là điểm đến ấn tượng cho du khách gần xa. Không cần đi xa, đến Gành Yến du khách đã có thể ngắm nhìn những thửa ruộng hành bậc thang đẹp mắt ở thôn Thanh Thủy. Đặc biệt, ngư dân Bình Hải đánh bắt gần bờ đi về trong ngày nên du khách có thể hỏi mua những món hải sản tươi ngon mà không nơi nào có được.

Tham khảo thêm:  Tour du lịch Lý Sơn từ Đà Nẵng tại đây


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Du lịch Lý Sơn ngắm hoa Bàng vuông 100 tuổi nở muộn trên đảo

Du lịch Lý Sơn du khách sẽ được ngắm hoa bàng vuông 100 tuổi nở muộn trên đảo,  đến đây ngoài những vẻ đẹp của biển đảo, hay hòa mình vào làn nước trong xanh, hay thưởng thức những món hải sản tươi ngon du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ xung quanh các đảo nổi rợp bóng bàng vuông, buổi tối hoa nở thoang thoảng hương thơm...

dulichlysonngamhoabangvuong100nomuontrendao

Theo người dân trên đảo, thường bàng vuông nở hoa từ tháng 3 đến tháng 5, ra quả từ tháng 10 đến tháng 12. Thế nhưng không hiểu sao năm nay, đã nửa tháng 7 mà nhiều cây bàng vuông trên đảo vẫn còn những nụ hoa trắng nõn nà, to tròn, đợi đêm về thắp lên sắc hồng tím ngát.
dulichlyson-ngamhoabangvuong100nomuontrendao

Quả bàng vuông phát tán đi khắp nơi bằng đường biển. Nó có thể trôi nổi hai ba năm trên biển mà không bị hư hỏng, nên biết đâu, những quả bàng vuông từ Hoàng Sa, Trường Sa trôi nổi từ mấy trăm năm trước mà thành những cây bàng vuông cổ thụ vẫn đang xanh tốt trên đảo Lý Sơn.

dulichlysonngamhoabangvuong100nomuon-trendao

Cũng có người lý giải rằng, có thể các hùng binh Hoàng Sa sau mỗi kỳ trấn ải biên cương đã mang theo “quà của đảo” về ươm mầm trên quê hương?
dulichlyson-ngam-hoabangvuong100nomuontrendao

Vậy có thể nói miền đất Lý Sơn đầy nắng gió, bão bùng nhưng hàng chục cây bàng vuông trăm năm tuổi vẫn xanh tươi, đều đặn đơm hoa, kết trái, như chính người dân đất đảo luôn biết vượt khó vươn lên. Tán cây góp phần che mưa nắng cho đảo. Cùng với phong ba, bàng vuông đã trở thành một trong những loài cây biểu tượng của Quần đảo Trường Sa.
dulichlysonngamhoa-bangvuong100nomuon-trendao

Bàng vuông là cây chịu nắng, gió, phát triển tốt trên đất cát, tạo bóng mát chở che và là biểu tượng sống trường tồn của người lính đảo. Hoa bàng vuông chỉ nở về đêm, kiêu hãnh dưới ánh trăng, lung linh trong gió biển mặn mòi của miền biển đảo.


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Tour du lịch Lý Sơn 3 ngày 2 đêm

Hành trình cùng công ty du lịch Vietsense đến với tour du lịch Lý Sơn 3 ngày 2 đêm từ Đà Nẵng sẽ đưa du khách đến với dải đất miền trung nơi được ví như " Nàng tiên đang say giấc nồng", đến đây du khách sẽ được hòa mình vào làn nước trong xanh, hay đi chân trần trên biển thả mình theo những làn gió mát, hòa quyện giữa biển trời mênh mông, cảm giác đang lạc vào cõi tiên giữa biển cả bao la.

tourdulichdaolyson3ngay2dem

Không những thế đến đây du khách ngoài thư giãn bên biển cả, còn có thể trải nghiệm cùng ngư dân vùng biển như trồng hành tỏi, Lý Sơn là nơi được mệnh danh " vương quốc tỏi" .Nếu du khách đến đây vào  tháng 9 là mùa tỏi  và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12 đây có thể nói là những trải nghiệm thạt tuyệt đối với du khách. bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon do chính người dân nơi đây chế biến. hải sản nơi đây thường được ngư dân mua tại ghe nên rấ tươi ngon hấp dẫn...
tourdulichdaolyson-3ngay2dem

Mùa du lịch Lý Sơn phù hợp nhất là:

• Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển.

• Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

• Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)

Dưới đây là lịch trình cụ thể mà Vietsense đang cung cấp các bạn hãy cùng tham khảo để có những trải nghiệm thật thú vị nơi miền đất đảo này nhé.!

 NGÀY 01: ĐÓN TẠI TP. ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI (Ăn chiều)

Xe và Hướng dẫn viên công ty Du lịch VietSense Travel đón Quý khách tại sân bay/ TP. Đà Nẵng đưa Quý khách về Thành phố Quảng Ngãi, Quý khách nhận phòng khách sạn, dùng cơm tối, nghỉ ngơi. Quý khách tự do thăm qua TP. Quảng Ngãi về đêm.

NGÀY 02: QUẢNG NGÃI – ĐẢO LÝ SƠN (Ăn sáng, trưa, chiều)

Sáng: Sau khi dùng điểm tâm sáng, xe đưa Quý khách đến cảng Sa Kỳ làm thủ tục lên tàu. 07h30 Quý khách khởi hành đi Lý Sơn. Tại Cảng Lý Sơn xe và HDV chúng tôi đón và đưa quý khách về nhận phòng nghỉ, sau đó Quý khách tham quan Đình Làng An Hải, Bảo Tàng Hải Đội Hoàng Sa, Chinh phục cột cờ chủ quyền & núi Thới Lới, Tham quan cánh đồng trồng hành, tỏi và những ngôi mộ gió, Tham quan chùa Hang, Tắm biển tại Hang Câu.

Trưa: Dùng cơm trưa. Nghỉ ngơi tại khách sạn.

Chiều: Tiếp tục hành trình tham quan Âm Linh Tự, Chùa Đục, Cổng Tò Vò.

18h30: Quý khách sẽ thưởng thức bữa chiều với đặc sản địa phương: các món ốc, mực, tôm, cá.

Tối: Quý khách tự do khám phá Lý Sơn về đêm, nghỉ đêm tại Khách sạn/ Nhà nghỉ.

NGÀY 03: LÝ SƠN – TP.QUẢNG NGÃI – ĐÀ NẴNG (Ăn sáng)

Sáng: Quý khách thức giấc đón bình mình, ăn sáng và di chuyển ra Cảng Lý Sơn làm thủ tục lên tàu về đất liền. Tàu về đến Cảng Sa Kỳ, xe của chúng tôi đón quý khách và thăm quan Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Chiều: Quay về điểm hẹn tại TP Đà Nẵng. Chào tạm biệt, hẹn gặp lại quý khách và hân hạnh được phục vụ quý khách vào những lần tiếp theo cùng VietSense Travel.

Tham khảo thêm: Du lịch Lý Sơn tại đây để có một chuyến đi thật hoàn hảo nhé hoặc các bạn có thể nhấc máy lên gọi cho chúng tôi theo số máy: 0915 879 338 gặp trực tiếp chuyên viên để được tư vấn cụ thể hơn, có thể nói từ khi đi vào hoạt động cho tới nay Vietsense luôn là đơn cung cấp ccs tour du lịch uy tín, chất lượng trong và ngoài nước và là địa chỉ tin cậy của tất cả các du khách cũng như những đối tác đã đồng hành trong suốt thời gian qua.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Món lẩu cua biển có vị sườn heo non đảo Lý Sơn

Du lịch Lý Sơn thưởng thức những món lẩu ngon lạ miệng của cua biển có vị sườn heo non mang lại cho du khách cảm giác thơm ngon, nói đến món lẩu chắc không còn xa lạ với bất kì ai. Tuy nhiên món lẩu cua biển có vị sườn heo non đảo Lý Sơn lại có một hương vị rất riêng của biển đảo.

laucuabiencovisuonheonondaolyson

Món này làm cầu kỳ nhưng lại ngon, bắt mắt, độc đáo. Cua biển sau khi đã làm sạch để ráo nước. Có thể tách cua ra làm nhiều phần hoặc để nguyên con. Kế đến là làm nước lẩu chua ngọt cũng tương tự như cách chúng ta thường làm.

Nếu chưa có kinh nghiệm, hoặc tiết kiệm thời gian, nên tìm mua đồ gia vị nấu lẩu tại các siêu thị uy tín. Còn nếu tự tay mình chế biến nước lẩu cũng tốt thôi, an toàn sức khỏe, tin tưởng về các nguyên liệu do mình làm, nhưng hơi vất vả, đôi khi không vừa miệng. 

Khi đã có nồi nước lẩu trên bếp, cần cho bắp non, măng tươi thái mỏng vào. Đặc biệt là sườn heo non và cua biển. Vị của sườn heo ngọt “đằm”, thịt cua ngọt gắt, hai vị hòa quyện vào nhau làm cho thịt, nước lẩu ngọt dịu rất thanh. Đó là chưa nói sự kết hợp của vị ngòn ngọt của bắp non, ngọt đắng của măng tươi, tạo nên 4 vị ngọt hòa quyện, khiến nồi lẩu tăng thêm hương vị hấp dẫn, chỉ ngửi thôi đã thấy thèm rồi.        
laucuabiencovisuonheonon-daolyson

Đun chín nồi lẩu, chúng ta mang bày ra bàn và bắt đầu nhờ đến bếp gas mini, hoặc bếp cồn để làm nóng lần 2 cho sôi lên, khói bay nghi ngút đánh thức khứu giác. Giờ chỉ việc cho rau vào nồi. Đĩa rau bắt mắt phải có đầy đủ bông so đũa, điên điển, rau đắng, rau muống, cải xanh…

Món lẩu cua biển có vị sườn heo non nên ăn với bún sẽ ngon hơn mì. Bởi khi dùng mì phải cho vào nổi lẩu trụng, vị của mì dễ “phá” hương vị của lẩu, kém ngon.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Mùa đặc sản biển đảo Lý Sơn bạn nên biết

Mùa đặc sản biển đảo Lý Sơn bạn nên biết trước khi đi du lịch Lý Sơn, vào tháng 5 trời êm, thủy triều rút làm lộ ra những bãi đá san hô mênh mông cũng là mùa mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình ngư dân đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi.
muadacsanbiendaolysonbannenbiet

14h chiều, khi thủy triều rút dần ra xa, hàng trăm người dân ở các xã An Vĩnh, An Hải, huyện đảo Lý Sơn  bắt đầu ra các bãi đá ven bờ  thu hoạch rau câu, rau đông. Thống kê của địa phương, có khoảng 500 hộ dân với 1.500 nhân khẩu chuyên hành nghề khai thác rau câu, rau đông vào mùa biển cạn. 

Tùy theo số lượng thành viên từng gia đình, trung bình mỗi hộ dân trên đảo có thể khai thác khoảng 50kg rau chân vịt, rau đông, hộ nào làm giỏi có thể khai thác đến 100kg mỗi buổi chiều. 

Họ đeo kính lặn, làm thùng xốp nối dây buộc thắt lưng, dùng móc sắt hoặc lưỡi liềm khai thác rau câu, rau đông cách bờ hơn 500m ở bãi Tò Vò, thôn Tây, xã An Vĩnh. Mùa biển cạn diễn ra vào giữa mùa trăng hàng tháng, khoảng ngày 10 đến 16 âm lịch kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm thuận lợi khai thác các đặc sản này. 

Họ ngâm mình trong nước khai thác rau đông, rau câu suốt cả buổi chiều dưới tiết trời nắng. Sau đó dồn vào bao tải hoặc cho vào thau nhôm vượt qua bãi đá đội về nhà.

Rau câu, rau đông đưa vào bờ có thể bán tươi tại chỗ với giá 10.000 đồng một kg hoặc đem về vệ sinh sạch đất, đá bám, phơi khô bán với giá 200.000 đồng mỗi kg.

Không chỉ khai thác rau câu, vào mùa biển cạn người dân đảo Lý Sơn còn lặn bắt nhum biển, ốc mang lại thu nhập khá cho gia đình. Trung bình mỗi buổi chiều, người dân nơi đây thu nhập  200.000 - 400.000 đồng từ loại đặc sản biển này.
muadacsanbiendaolyson-bannenbiet

Ốc cừ và một số loại ốc nón, ốc đụn tập kết từ ngoài biển đưa vào bờ. Ốc cừ sau khi khai thác đưa vào bờ, người dân đập vỏ lấy ruột bán với giá 120.000 đồng một kg.

Ốc bàn tay, loại đặc sản biển có giá trị kinh tế cao ở đảo Lý Sơn. Sau khi chế biến món ăn đắt đỏ này, vỏ ốc còn được vệ sinh, đánh bóng bán cho du khách với giá 100.000 đồng mỗi con.

những ngày biển cạn này, trung bình mỗi buổi chiều người dân trên địa bàn xã khai thác được khoảng 5 tấn rau câu, rau đông và khoảng 1 tấn ốc. Nhờ giá cả ổn định, lại đang trong mùa du lịch nên hàng trăm hộ dân nơi đây có thu nhập khá cao từ nghề này. Hộ có thu nhập thấp nhất khoảng 200.000 đồng và cao nhất lên đến 2 triệu đồng mỗi buổi chiều nhờ khai thác, bán các đặc sản quanh biển đảo Lý Sơn. 


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Du lịch Lý Sơn tự túc

Du lịch Lý Sơn tự túc đang là lịch trình được du khách lựa chọn, đặc biệt là giới trẻ các bạn đến đây không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà còn được thưởng thức những hải sản tươi ngon hấp dẫn, không những thế đến đây bạn có thể thỏa thích chụp những tấm hình lưu niệm tuyệt đẹp tại biển đảo.

dulichlysontutuc

Màu nước xanh trong vắt của biển cùng những cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi tham gia trải nghiệm tại du lịch bụi ở Lý Sơn, Quảng Ngãi. Hãy cùng Vietsense tham gia trải nghiệm tại hòn đảo xinh đẹp này.

Khi nói đến Lý Sơn chắc bạn còn không thể bỏ qua điểm hấp dẫn như Núi Thới Lới ở thôn Đông, xã An Hải là ngọn núi lửa đã tắt và có phong cảnh hoang sơ. Các phượt thủ và khách du lịch muốn ngắm nhìn toàn cảnh Lý Sơn từ đỉnh núi phải trải qua quãng đường dài quanh co, sau đó đi bộ lên.

dulichlysontutuc-nuithoiloi

Nước biển ở Lý Sơn khó có thể lẫn với các nơi khác bởi màu xanh ngọc bích. Hòa mình vào làn nước biển xanh trong này là trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Lý Sơn.

Từ đỉnh Thới Lới, bạn cũng có thể trải rộng tầm mắt ngắm nhìn cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Tỏi cũng chính là đặc sản nổi tiếng ở Lý Sơn, không chỉ làm gia vị mà còn được chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có gỏi tỏi.

Dưới chân núi Thới Lới là Hang Câu với một bên là biển, một bên là vách đá. Trước mặt hang là nhiều mô đá bị sóng biển bào mòn đến phẳng lì. Ngay dưới mặt nước trong vắt là lớp rong, rêu dập dìu theo từng đợt sóng. Đứng sát mép biển, bạn cũng có thể nhìn thấy nhiều loài cá bơi lội hoặc ẩn hiện trong đám rong rêu. Đây cũng là địa điểm các phượt thủ chọn để tổ chức dã ngoại.

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo, cách trung tâm huyện khoảng 3 km. Đặc điểm rất dễ nhận ra của hòn này là những khối đá đen độc đáo. Đây cũng là địa điểm đón binh minh tuyệt đẹp dành cho các tay máy săn ảnh.

Đảo bé An Bình có diện tích nhỏ nhưng cảnh và nước biển đẹp không thua đảo lớn. Sau khoảng 30 phút di chuyển từ đảo lớn, bạn như bước chân đến một thiên đường mới chỉ với biển xanh và nắng vàng. Nơi đây cũng rất lý tưởng để đón hoàng hôn.

dulichlysontutuc-hoabangvuong

Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu sa của hoa bàng vuông cũng là một “đặc sản” ở Lý Sơn. Cây bàng vuông nở hoa về đêm, thơm dịu nhẹ và thường được trồng để chắn sóng, gió, lấy bóng mát, giữ cát chống sói lở cũng như biển xâm thực. Loài hoa bàng này chỉ riêng ở Lý Sơn mới có nếu các bạn chưa được chiêm ngương thì hãy đến với Lý Sơn dù chỉ một lần để được tận mắt ngắm vẻ đẹp này nhé.



Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Vẻ đẹp biển đảo Lý Sơn trong dịp hè

Du lịch Lý Sơn chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong vắt của biển cùng những cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách nhất là vào dịp hè khi thời tiết oi bức là lúc bạn tìm đến với biển đảo, tuy nhiên bạn không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp biển đảo Lý Sơn trong dịp hè này đây là một điều thật thú vị bạn nên biết.
vedepbiendaolysontrongdiphe

Lý Sơn nơi thường được ví như “đảo tiên” giữa biển Đông bao la với nhiều cảnh sắc làm mê đắm lòng người, cùng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Thế nhưng, “ngành công nghiệp không khói” nơi đây vẫn ở dạng tiềm năng, bởi, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cao hơn nhiều lần so với đất liền.

Trong số 12 đảo là đơn vị hành chính cấp huyện, Lý Sơn có mật độ dân số cao nhất với 1.818 người/km2, gấp 7,2 lần so với mật độ dân số bình quân của cả nước. Bên cạnh đó, huyện đảo xinh đẹp này còn giữ được rất nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn liền với quá trình xây dựng và gìn giữ đảo, khai thác và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.

Lý Sơn hiện có khoảng 50 di tích, trong đó có 10 di tích đã được xếp hạng. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể về tinh thần, sinh hoạt dân gian, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc như: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền truyền thống, hội dồi bong… mang tính đặc hữu bản địa không nơi nào có được”.

Đến Lý Sơn những ngày này, du khách sẽ được đắm mình trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ quanh đảo, gắn giữa núi cao với biển cả. Từng đàn chim hải âu bay về làm tổ bên vách núi hay đơn giản chỉ là cảnh nước biển trong veo vỗ bờ cát trắng. Thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Du khách thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé). Thăm cánh đồng hành, tỏi bên các làng chài ở thôn Đông, xã An Hải, dưới ánh bình minh. Đón hoàng hôn bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới…

Hiện có rất nhiều du khách cảm thấy thích thú khi đến Lý Sơn đó là cảnh nhộn nhịp sống ở cảng cá mỗi khi có tàu về. Những người vợ giúp chồng chuyển cá từ khoang thuyền vào cầu cảng, những chiếc lưới vẫn còn dính cá cũng nhanh chóng được những ngư dân gỡ kiểm tra lần cuối, thu dọn gọn gàng. Những mẻ cá tươi luôn hấp dẫn người mua, họ mua cho kịp giờ chợ sớm, đảo khi ấy mới chính thức bình minh.

Với bất kỳ ai đến Lý Sơn dù dài ngày hay mau chóng cũng không thể bỏ lỡ những câu chuyện kiêu hùng về người lính Hải đội Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử. Họ vẫn sống mãi ở đây, nơi khu “mộ chiêu hồn” hay khu “mộ gió” của những hải binh xưa, những chiến sĩ trong đội thủy quân của đội trưởng Phạm Quang Ảnh và hơn 70 binh sĩ, những người đầu tiên đi làm công việc đo đạc hải trình Hoàng Sa từ thời vua Gia Long, năm 1815. Và rất nhiều những ngôi mộ chiêu hồn dành cho thế hệ tiếp nối hy sinh ngoài biển…

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đã mở nhiều chương trình du lịch đến Lý Sơn, nhờ đó, du khách trong và ngoài nước đã tìm đến đảo ngày một đông hơn. Theo ông Phạm Hoàng Linh, gần nửa năm nay, khách đến Lý Sơn tăng đột biến. Nếu trước đây mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu từ đất liền ra huyện đảo thì nay, một ngày có từ 2 - 3 chuyến tàu qua lại đất liền. Số khách những ngày cao điểm có thể lên đến khoảng 500 người.

Ban Quản lý cảng Sa Kỳ cũng cho biết, khách du lịch đến Lý Sơn ngày càng đông, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, nếu không đặt trước thì khó mua được vé tàu cao tốc. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, số khách như vậy là chưa tương xứng so với tiềm năng của “Đảo tỏi”. Và việc khai thác tài nguyên và phát triển du lịch ở huyện đảo này dường như chưa hiệu quả, khi mà hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ngành công nghiệp “không khói” quá nghèo nàn. Minh chứng là cả đảo chỉ có khoảng 70 buồng, phòng phục vụ khách du lịch, chưa có cơ sở lưu trú nào “có sao” để đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách quốc tế. Mặt khác, những nhà hàng sang trọng, dịch vụ vui chơi giải trí ở “Vương quốc tỏi” cũng vắng bóng.

Một vấn đề khác làm đau đầu các nhà quản lý du lịch Lý Sơn là nguồn nhân lực phục vụ tại huyện đảo chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Thậm chí, người dân và cả chính quyền địa phương cũng đang lúng túng trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch.

Chẳng những thế, người làm du lịch, dịch vụ ở “Vương quốc tỏi” còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Như chia sẻ của nhiều chủ nhà nghỉ ở Lý Sơn thì, mặc dù họ rất muốn nâng cấp hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng nhưng lực bất tòng tâm vì không có kinh phí. Thực tế, xây nhà ở đảo này có chi phí đội lên gấp 3 - 4 lần so với ở đất liền do phải vận chuyển vật liệu từ cảng Sa Kỳ ra. Trong khi đó, lượng khách du lịch chưa thực sự ổn định. Những ngày biển động, họ chỉ nằm nhà chơi dài. Bởi thế, để ngành công nghiệp “không khói” của Lý Sơn phát huy lợi thế, lãnh đạo huyện Lý Sơn mong muốn tỉnh Quảng Ngãi và các nhà đầu tư sớm quan tâm hoặc cấp kinh phí cho Lý Sơn xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi, ăn uống phục vụ nhu cầu khách du lịch hạng sang.

Song song với đó, huyện cũng đang lên kế hoạch đào tạo cho người dân làm du lịch và đa dạng sản phẩm du lịch như: “Đảo xanh huyền thoại”, “Công viên ốc biển và san hô biển Lý Sơn”, “Khám phá tầng địa chất trên đảo Lý Sơn”… để thu hút du khách. Đặc biệt, từ đầu tháng 9 này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kéo nguồn cấp điện quốc gia ra Lý Sơn. Từ khi có điện, không chỉ sinh hoạt của người dân được cải thiện mà tin rằng tới đây, các dịch vụ du lịch cũng sẽ phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hy vọng, trong thời gian không xa, huyện đảo Lý Sơn sẽ được các cấp, ngành, nhà đầu tư quan tâm hơn nữa cho việc phát triển du lịch, để nơi đây thực sự trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Trích theo trang: Baoquangngai

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Du lịch chùa hang lý sơn

Du lịch Lý Sơn đưa du khách đến với hòn đảo nhỏ nổi lên giữa trời nước mênh mông, quanh năm bốn bề sóng vỗ. Sóng biển nơi đây có lúc dịu êm như tiếng hát ru của những nàng tiên cá, nhưng có lúc giận dữ thét gào. Dù dịu êm hay giận dữ thì đối với các chàng trai nơi đây tiếng sóng biển bao giờ cũng là khúc nhạc gọi mời, thúc giục họ căng buồm, vác lưới ra khơi. Họ ra khơi với lòng khát khao tình yêu biển, với niềm tin hứa hẹn vụ cá bội thu. Nơi họ đến là biển khơi xa thẳm, là Hoàng Sa trời nước bao la, là vùng biển đảo mà bao đời cha ông đã gắn bó, nơi ấy là một phần không thể thiếu trong mỗi con người Lý Sơn.
dulichchuahanglyson

Tuy nhiên khi nói đến đảo Lý Sơn chúng ta không thể không nhắc tơi một thắng cảnh tuyệt đẹp làm say đắm lòng người đó là thắng cảnh chùa Hang. Đây là hang đá thiên nhiên lớn nhất trong hệ thống hang đá ở Lý Sơn, hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến. Cách chúng ta chừng 4.500 năm, khi mực nước biển dâng cao, tác động xâm thực của sóng biển và các chất ăn mòn trong nước biển liên tục một thời gian dài đã hình thành các “hang chân sóng” ở nhiều vùng ven biển, hải đảo, bồn đại dương trên thế giới. Liền sau đó, đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống và để lộ ra những hang đá mà con người và các động vật trên cạn có thể sử dụng làm nơi cư trú.

Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay, đặc biệt là ở vách đá trước cửa chùa Hang là những minh chứng sống động của hiện tượng sóng biển ăn mòn vào các lớp trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Sự phát lộ các lớp trầm tích hạt mịn ở chân núi Thới Lới cũng cho thấy vận động tạo sơn theo dạng xếp nếp đã diễn ra tại khu vực đảo Lý Sơn trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch, dẫn đến việc hình thành diện mạo cơ bản của cù lao Ré mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.
dulich-chuahanglyson

Những ghi chép của nhà khảo cổ học người Pháp H. Parmentier , lời khẩu truyền trong dân gian và một vài dấu tích ít ỏi còn lại cho thấy chùa Hang vốn đã là một hang đá mà người Chăm sử dụng làm nơi cư trú hoặc thờ tự trước khi người Việt đặt chân lên đảo Lý Sơn.

Gia phả và lời di huấn của các dòng họ đầu tiên khai phá làng An Hải cho biết, cách nay chừng 4 thế kỷ, thời vua Lê Kính Tông, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền làng An Hải là những người xướng xuất việc sửa sang, mở rộng hang đá, biến nơi đây thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa thêm linh vị của các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào chùa để phụng thờ.

Từ chân núi Thới Lới phía đông nam, vòng qua sườn núi phía tây bắc, rồi theo các bậc cấp bằng đá đi dần xuống thấp hơn, gần với mặt nước biển, du khách sẽ nhìn thấy sừng sững trước sân chùa hàng cây bàng biển có hàng trăm năm tuổi.

Ngẩng mặt trông ra là trùng khơi lộng gió, quay đầu nhìn lại là “hang đá trời sinh”, thấp thoáng phía xa xa là cù lao Bờ Bãi.

Dẫu chưa đặt chân vào chốn tôn nghiêm thạch tự, nhưng khi chiêm ngưỡng bức tượng toàn thân đức Quán Thế Âm bồ tát trước sân chùa với đôi mắt nhân từ hướng ra biển cả, chứa chan sự đồng cảm với chúng sinh, bất giác người mộ đạo như nghe vọng từ sâu thẳm lòng mình lời dạy của đức Cồ Đàm “Vị mặn là của nước biển, vị của đạo ta là giải thoát!”.

Nhẹ bước chân lần vào tự viện mà cũng là bên trong hang đá, giữa thoang thoảng mùi trầm hương, tỏ mờ ngọn nến rọi vào khoảng sáng tối lung linh, sau một thoáng định thần du khách sẽ không khó nhận ra bệ thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn và Hoa Nghiêm Tam Thánh ở chính điện. Bên tả (theo hướng nhìn từ bên ngoài) là bàn thờ Địa Tạng Vương bồ tát, Đạt Ma tổ sư, bên hữu là Quán Thế Âm bồ tát và Thập Điện Diêm vương.

Bàn thờ ba vị trưởng lão khai tự, ông thỉ tổ họ Trần cùng 7 vị tiền hiền làng An Hải thiết đặt ở những nơi trang trọng và tương xứng với vị trí, công trạng của các vị trong quá trình khai phá, xây dựng làng An Hải cũng như huyện đảo Lý Sơn.

Sau khi đảnh lễ, thắp mấy nén hương và thành tâm gởi những lời nguyện cầu thường hằng an lạc, khách sẽ có nhiều thời gian hơn để quan chiêm cảnh trí độc đáo của chùa Hang. Dẫu là giữa ngày hè nóng bức, không gian bên trong chùa vẫn dịu lạnh như thể cuối thu.

Luồng ánh sáng bên ngoài dọi vào vách đá ẩm ướt, rêu mờ. Thỉnh thoảng từ trần hang rơi xuống mấy giọt nước trong veo. Một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá bàng buông cành trước sân chùa gợn lên chuỗi âm thanh rất lạ, lẫn vào tiếng sóng bập bềnh.

Thật ra, với chiều cao trần hang hơn 3m, chiều rộng cửa hang hơn 20m, ăn sâu vào lòng núi gần 25m, “chùa không sư” chỉ là một hang đá nhỏ dưới chân núi, không phải là một “thạch động” như vài cuốn sách viết nhầm.

Người xưa thật chí lý khi đặt tên chùa là “Thiên Khổng thạch tự”. Trong cổ Hán ngữ, có sự phân biệt giữa “Khổng” 孔 với “động” 洞, 峝, 峒 (thủy động, sơn động). Thủy động, sơn động là những hang lớn như Bích Động (Ninh Bình), Huyền Không động (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), Phong Nha động (Quảng Bình)... Khổng là những hang đá tương đối nhỏ như chùa Hang, chùa Đục (Lý Sơn – Quảng Ngãi), chùa Hang Phước Điền tự (Châu Đốc – An Giang), chùa Hang Hải Sơn tự (Kiên Lương – Kiên Giang)...

Như mọi ngôi chùa thờ Phật khác, số người đến hành lễ, cầu Phật đông nhất ở chùa Hang là vào dịp Nguyên đán, Nguyên tiêu, Phật đản, Vu Lan, các ngày sóc, vọng , ngày vía Phật, Bồ Tát...

Đặc biệt, bà con ngư dân Lý Sơn dù có là tín đồ nhà Phật hay không cũng đến đây hành lễ rất long trọng, nghiêm cẩn vào các ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc trước khi bước vào mùa đánh cá (mùa mở biển).

Một trong số những truyền thuyết lưu truyền phổ biến trong cộng đồng cư dân vùng biển, kể rằng: Bồ tát Quán Thế Âm thường vân du khắp nơi, từ trên đất liền ra biển cả để thấu cảnh chúng sinh. Trong một lần tuần du Đại Hải, nhìn những sinh linh khổ ải bị chết chìm ngoài biển khơi vì bão tố, lòng ngậm ngùi thương xót, ngài đã xé chiếc áo cà sa của mình làm muôn mảnh nhỏ thả trên mặt biển rồi hoá phép biến những mụn vải ấy thành loài cá cứu người.

Để tăng thêm sức vóc cho loài vật thay mình độ chúng, Bồ tát Đại từ Đại bi mượn bộ xương của ông Tượng trên rừng ban cho bầy cá đó, khiến chúng có vóc dáng to lớn và sức mạnh như voi rừng, nên có tên gọi là cá Voi.

Lại thấy cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra ở nơi xa, khó bề đến kịp, Quán Thế Âm Bồ tát liền ban cho chúng phép thâu đường để lội thật mau, hầu làm cho tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn.

Những dịp lễ long trọng khác diễn ra ở chùa Hang là ngày giỗ thủy tổ họ Trần, ngày tưởng niệm Tam vị trưởng lão và tiền hiền thất tộc khai lập làng An Hải. Điều này, thêm một lần nữa cho thấy sự kết hợp, hòa đồng giữa giáo lý, nghi lễ Phật giáo với tín ngưỡng thờ thần hoàng, thờ tổ tiên ở các đền chùa của người Việt...

Xem thêm: Tour du lịch đảo lý sơn hấp dẫn tại đây

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Du lịch Lý Sơn thăm đảo bé

Du lịch Lý Sơn tham đảo Bé đây đang là địa điểm du lịch được đông đảo du khách lựa chọn, nhất là các bạn trẻ, Đảo Bé luôn được lựa chọn là nơi đáng đến nhất trên huyện đảo Lý Sơn. Bởi diện tích rất nhỏ, nên mỗi góc trên đảo đều xứng tầm "tiên cảnh".
dulichdaobelyson

Huyện đảo Lý Sơn gồm 2 đảo (đảo Lớn và đảo Bé) và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn , chia làm 3 xã An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải (Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé). Nên nếu nghe đến đảo An Bình, cũng có nghĩa bạn đang được nghe nhắc tới đảo Bé.

Từ đảo Lớn Lý Sơn hàng ngày đều có tàu ra đảo Bé. Nếu chỉ khoảng 2 năm trước, hàng ngày chỉ có một chuyến duy nhất ra đời thì thời gian gần đây, du lịch biển đảo phát triển nên các phương tiện đi lại tại Lý Sơn cũng được tăng cường.

Bạn có thể bắt tàu ra đảo Bé vào các giờ 7h, 7h30, 8h,9h sáng; về tầm 11h, 12h,13h, 14h chiều, giá 40 nghìn/người/lượt. Thời gian di chuyển giữa hai đảo khoảng 30 phút.

Trên đảo bé chỉ có hai con đường, chiều dài chỉ 1km nên bạn hoàn toàn có thể đi bộ, tham phong cảnh quan. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, có thể bắt xe điện giá 10 nghìn/ chặng từ bãi thuyền ra thẳng bãi Sau - bãi cát đẹp nhất trên đảo Bé.
dulich-daobelyson

Khung cảnh tuyệt vời đợi bạn là trời xanh, cát trắng, nắng vàng, vách đá nhấp nhô và nước biển trong xanh như huyền thoại.

Bãi biển gần như không có rác, cùng với kiến tạo địa chất tự nhiên nên nước có màu xanh ngọc lục bảo tuyệt đẹp.

Tại bãi Sau thuộc đảo Bé gần đây đã có dịch vụ đi thuyền thúng, lặn ngắm san hô giá khoảng 65 nghìn/ người, rất dễ dàng cho bạn khám phá bên dưới mặt nước trong xanh.

Nếu có nhiều thời gian nghỉ lại trên đảo, hãy chọn một địa điểm lý tưởng trên dãy đá chạy dọc bờ biển vào buổi sáng sớm hay chiều muộn, thoải mái hít căng lồng ngực hơi biển và ngắm cảnh trí nên thơ như ở trên thiên đường.

Trên đảo, các nhà dân đều có dịch vụ homestay. Nhà dân đơn sơ mộc mạc, người dân thân thiện mến khách. Tuy nhiên có một vài dịch vụ hạn chế như điện 10g sáng mới có, 11g thì tắt, dùng nước tắm rửa phải tiết kiệm vì nước ngọt trên đảo rất hiếm và đắt.

Ngoài bãi biển, bạn có thể chọn đi một vòng quanh đảo hòa cùng cuộc sống người dân, thăm quan ruộng tỏi, mua về làm quà.

Đây là địa điểm thích hợp để bạn đến nắng trong mùa hè oi bức xua tan đi những chốn đô bò náo nhiệt nơi phố thị phồn hoa đã bao lần khiến bạn cảm thấy ngột ngạt.



Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

13 biển đá kỳ vĩ của Việt Nam bạn nên biết

Những khối đá khổng lồ, những viên đá nhiều màu sắc hay các hòn sỏi tròn trịa tại các bãi biển như Hồ Cốc, Cổ Thạch, Ông Địa... luôn có sức hút với du khách và dưới đây là những biển đá kỳ vĩ của Việt Nam bạn nên biết.
biendaolyson

Điểm đầu tiên phải kể đến Biển đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi) tuyệt đẹp với những tảng đá núi lửa nhiều hình dáng màu sắc đen tuyền đối lập với những vụn san hô trắng kết hợp với biển xanh, cát vàng tạo nên những bãi biển vừa hoang sơ, vừa thơ mộng.

Không những thế khi đến với đảo bạn còn được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp tuyệt vời. Đảo Lý Sơn với vẻ đẹp hoang sơ từng đàn chim hải âu bay về làm tổ bên vách núi hay hình ảnh nước biển trong veo vỗ bờ cát trắng tạo vẻ đẹp bình dị, nơi đây có những thắng cảnh tuyệt đẹp làm say đắm lòng người như thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh.

Đến đây du khách sẽ thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé).  Bãi đá trầm tích núi lửa ở đảo Bé nhìn về phía đảo Lớn. Nhìn xa xa những cánh đồng tỏi bên các chài dưới ánh bình minh các bạn trẻ đang đón bình minh bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới, với vẻ đẹp huyền ảo trong ánh hoàng hôn, "Vũ điệu hải âu" bên vách đá đã tạo nên một nét đẹp riêng của vùng đất đảo.

Mỏm Đá Chim gồm hai tảng đá cỡ trung gần bờ. Theo lời giải thích của dân địa phương, tên gọi này xuất phát từ việc ngày trước, cứ chiều đến, hàng trăm con chim lại kéo về đây nghỉ qua đêm khiến khu vực này trở nên ồn ào và nhộn nhịp. 


Tuy không có nhiều đến mức tạo thành một bãi biển đá, những hòn đá nhiều kích thước, hình dáng rải rác dọc biển Hồ Cốc (thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) luôn khiến du khách, nhất là những ai lần đầu đến đây bất ngờ và mê hoặc. 

Bãi biển Hoàng Hậu (Bình Định) nổi bật với những viên đá khổng lồ trơn mịn nhiều kích thước tạo nên nét đẹp vừa tinh tế vừa sang trọng. Đây là một trong những bãi tắm được nhiều vua chúa sử dụng ngày trước. 

Toạ lạc trong vùng vịnh Vĩnh Hy, bãi Cóc tuyệt đẹp với nước trong, những tảng đá lớn nhỏ rải rác và cát vàng. Tuy nhiên, khi đến Vĩnh Hy, du khách thường tranh thủ thưởng thức hải sản hơn là tắm hay ngắm biển.

Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Bãi đá Bảy Màu có chiều dài gần 1 km với hình dạng và có nhiều màu sắc khác nhau. Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá, sự quyến rũ của biển tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách.

Tên gọi của bãi Đá Nhảy (Quảng Bình) xuất phát từ việc dưới những đợt sóng, các tảng đá muôn hình vạn trạng nằm rải rác trên bờ biển như đang nhấp nhô trong làn nước biển. Đến đây, ngoài tắm biển, chinh phục các tảng đá, bạn còn có cơ hội thưởng thức những giọt nước trong veo giếng Cóc, một trong những giếng nước ngọt hiếm hoi cạnh biển của Việt Nam. 

Bên cạnh việc được biết đến như một bãi biển mang vẻ đẹp của một nàng sơn nữ đang say ngủ, Cà Ná cũng trứ danh với vẻ đẹp kỳ lạ của những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ. Nhiều người nói rằng, vẻ gai góc đó trông như cá tính của một người con gái đẹp.

Bãi đá Ông Địa là một mỏm đá nhô ra bờ biển giữa núi Cố và núi Rạng thuộc địa phận huyện Hàm Tiến (tỉnh Bình Thuận). Không ai biết tên gọi được gọi từ lúc nào, chỉ biết nó bắt nguồi từ hình dáng của một tảng đá trông giống hình ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. 

Ghềnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng nổi tiếng của Phú Yên. Tên gọi này xuất phát từ việc nhìn tự xa, ghềnh như nhựng chồng đĩa trong một lò gốm. Ghềnh Đá Đĩa mê hoặc du khách với vẻ đẹp kỳ vĩ của những khối đá đen tròn bên cạnh màu xanh của biển, của bầu trời.

Mũi đá Bàn Than hay ghềnh đá Bàn Than nằm tại tỉnh Quảng Nam là một vách đá đen dựng đứng sát mép biển của bãi Bắc và bãi Nồm. Nhìn từ ngoài khơi xa, những khối đá bàn khổng lồ như một bàn tay màu đen tuyền như than đi đôi với màu xanh của nước biển tạo ra một không gian mênh mông lãng mạn cho du khách

Nhìn từ xa, bãi biển Lộ Diêu với những khối đa nhiều hình dạng kết đôi với biển xanh, cát vàng tạo nên một bức tranh sơn thủy vừa thơ mộng vừa hùng vĩ.

Đồi đá Dinh Cậu cách trung tâm thị trấn Dương Đông chừng vài trăm mét và được xem như biểu tượng của Phú Quốc. Trên ghềnh đá nổi là ngôi đền linh thiêng mà các ngư dân thường khấn vái trước khi đưa tàu ra khơi.


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Những điểm du lịch mới lạ ở miền Trung

Những điểm du lịch mới lạ ở miền Trung bạn nên biết trong dịp hè là thời gian nắng nóng bạn muốn tìm đến biển cả, tránh xa chốn đô thị xô bồ, tìm về với biển để nô đùa cùng sóng biển tham gia các trò chơi mạo hiểm trên biển, hay tản bộ dọc bờ biển hít thở không khí trong lành, không những thế khi đến đây bạn còn được thưởng thức những hải tươi ngon của vùng biển miền trung.

Khi nói đến miền Trung chắc cái tên nghe không còn xa lạ với mọi du khách, nơi có vẻ đẹp vừa trang nghiêm vừa cổ kính hay vẻ đẹp huyền ảo của những di sản lừng danh thế giới được UNESCO công nhận. Thế nhưng, xứ sở này vẫn còn một góc khác rất lạ lẫm mà vẫn trẻ trung, năng động đang chờ bạn khám phá ngay trong hè này.
diemdentuyetdep-daolyson

Đảo Lý Sơn vách đá núi lửa kỳ thú, đôi chim hải âu bay về tổ ấm, hoàng hôn dát vàng sóng nước…là những bức tranh thiên nhiên làm mê hoặc du khách ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đến với tour du lịch Lý Sơn để được trải nghiệm và khám phá hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Chiếc tàu cao tốc rẽ sóng đưa chúng bạn rời cảng Sa Kỳ tiến ra biển, những con sóng xanh như đang rượt đuổi nhau vỗ vào mạn tàu tung bọt nước trắng xóa dưới nắng vàng. Sau gần một giờ đồng hồ, đảo Lý Sơn hiện dần trong tầm mắt. Dù ngất ngây say sóng nhưng nhiều du khách hào hứng bước chân lên cầu cảng trước những nụ cười tươi chào đón của người dân đất đảo.
hangcau-dao-lyson

Những người dân ở huyện đảo Lý Sơn đưa chúng bạn đến thưởng ngoạn thắng cảnh Hang Câu, nằm cạnh biển, dưới chân núi Thới Lới. Khung cảnh thật hùng vĩ với vách đá dựng đứng cùng với hang bị sóng biển bào mòn, khoét sâu vào lòng núi. Những du khách đến từ đất liền như bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ trước kiệt tác thiên nhiên. 

Lý Sơn huyền bí với những ngôi chùa đậm chất linh thiêng, thu hút cư dân địa phương và du khách thành tâm chiêm bái. Chùa Hang với tên chữ là Thiên Khổng thạch tự nằm bên dưới vách núi Thới Lới là một tuyệt tác của tạo hóa. Bia đá trước chùa ghi: “Chùa Hang có nguồn gốc là ngôi đền của người Chămpa thờ các vị thần Bà la môn. Khi người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, chùa thành nơi tu tiên và sau này thành nơi thờ Phật. Chùa có chiều sâu 24m, bề rộng 20m, chiều cao 3,2m, diện tích 480m2. Trong chùa có nhiều ban thờ được làm bằng bệ đá Chăm dùng để thờ Phật, Quan Thánh, Thập nhị Diêm Vương, các vị tổ họ Trần có công lập chùa và 7 vị tiền hiền làng An Hải…”.
chuaduc-daolyson


Tọa lạc lưng chừng núi Giếng Tiền, Chùa Đục là một kiệt tác thiên nhiên cùng với sự kiến tạo của con người. Trước chùa là bức tượng Quán Thế Âm cao 27m. Tương truyền, Chùa Đục được tăng ni, phật tử khoét sâu vào lòng núi xây dựng nên mới có tên như thế. Bạn sẽ vượt hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để lên đến chùa lễ Phật với tiếng chuông ngân nga hòa trong khói hương bảng lảng giữa trời chiều phai nắng. Từ chùa nhìn ra biển cảnh đẹp như tranh vẽ với những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân đánh bắt gần bờ nhấp nhô trên sóng nước. Những con sóng nối tiếp nhau vỗ vào bờ tạo nên khung cảnh yên bình và thơ mộng. Rời chùa, bạn có thể lội bộ vài phút là đến cổng Tò Vò, nơi thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh lưu niệm chuyến tham quan đất đảo. Đây cũng là một kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho con người. Sóng biển đã bào mòn đá nham thạch tạo nên chiếc cổng tuyệt đẹp trước sự ngỡ ngàng của bao người.

Lý Sơn với nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng du khách. Đến nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị được chế biến từ nhiều loại hải sản tươi rói vừa được vớt lên từ biển. Và ngư dân đất đảo luôn hiền hòa, hiếu khách làm cho những bước chân lãng du lưu luyến lúc chia tay.

Lịch trình tour cụ thể các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
NGÀY 01    HÀ NỘI – CHU LAI – QUẢNG NGÃI                                (Ăn: trưa, tối)

Sáng    06h30: Quý khách có mặt tại sân bay Nội Bài (tự túc làm thủ tục) đáp chuyến bay đi Chu Lai lúc 08h20.
09h45: Đến sân bay Chu Lai hướng dẫn viên VietSense Travel đón quý khởi hành đi Quảng Ngãi. Trên đường đi Đoàn tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ (thảm sát Mỹ Lai) – chứng tích tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Trưa    12h00: Đoàn dùng cơm trưa tại Quảng Ngãi, về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Chiều    Sau giờ nghỉ trưa, đoàn khởi hành chinh phục Thiên Ắn Niên Hà, viếng chùa Thiên Ấn, mộ Chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng Ngắm hoàng hôn trên sông Trà Khúc và Thành phố Quảng.

Tối    17h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng khách sạn – Tự do khám phá thành phố Quảng Ngãi về đêm.

NGÀY 02    CẢNG SA KỲ - ĐẢO LÝ SƠN               (Ăn sáng, trưa, tối)                                               
Sáng    Quý khách zậy sớm Ăn sáng buffet tại khách sạn. 06h00: Xe đón đoàn khởi hành đi cảng Sa Kỳ, 08h00: quý khách lên tàu đi Lý Sơn. 09h30: Đến đảo xe  đón khách tham quan Đình Làng An Hải, tham quan Chùa Hang. Nhận phòng nghỉ ngơi.

Trưa    Ăn trưa tại nhà hàng khách sạn.

Chiều    Bắt đầu hành trình khám phá “Vương Quốc Tỏi”: quý khách đi tham quan Nhà Trưng Bày Đội Hoàng Sa, thăm Âm Linh Tự - nơi tổ chức Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa hằng năm, viếng cảnh chùa Hang – một trong những thắng cảnh đẹp nhất trên đảo với truyền thuyết “ Đường lên trời - Đường xuống Âm Phủ”; mục kích ngọn hải đăng – khu cảng biển. Đoàn trở về tham quan Đền Thờ Thiên y A Na, chùa Đục, Bàn Than, Vò Vò Chun, chinh phục đỉnh núi Giếng Tiền, nghe truyền thuyết về Bàn Cờ Tiên.
16h00: Đoàn thuê tàu ra Đảo Bé (chi phí tự túc), ngắm nhìn những cánh đồng tỏi bát ngát, Quý khách có thể mua về làm quà cho người thân.
18h00: Khởi hành về Đảo Lớn – Ăn tối tại nhà hàng Khói Chiều – Tự do nghỉ ngơi.    

Tối    Nghỉ đêm tại Lý Sơn

NGÀY 03    LÝ SƠN – HỘI AN - ĐÀ NẴNG                                                                  (Ăn sáng, trưa, tối)                          

Sáng    05h00: Qúy khách dậy sớm ngắm bình minh trên đảo và tham quan Cảng Cá ngay Cầu Tàu, mua sắm đặc sản: (hành, tỏi Lý Sơn – thương hiệu nổi tiếng của vùng Đảo) , đồn độn, mực, ốc,.... Ăn sáng buffet tại khách sạn.

Trưa    Ăn trưa tại nhà hàng, xe đón đoàn khởi hành ra cảng Lý Sơn, đáp chuyến tàu 13h00 về lại cảng Sa Kỳ. Tiếp tục hành trình về với Hội an.

Tối    Đoàn dùng cơm tối với các đặc sản: Cao Lầu, Bánh vạc.... tham quan Phố Cổ Hội An – một quần thể di tích kiến trúc vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn với nhiều công trình ấn tượng: Chùa Cầu, Hội Quán, Bảo Tàng, Nhà Cổ, Bến Cảng…..phản ánh sự giao thoa văn hóa - tín ngưỡng -  kiến trúc của ba quốc gia: Việt Nam – Nhật Bản – Trung Quốc từ thế kỉ thứ 16 – 17.
19h30: Khởi hành Về lại Đà Nẵng – Quý khách Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 04    BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – TIỄN BAY                                                                            (Ăn Sáng)

Sáng    Qúy khách ăn sáng Buffet tại khách sạn. Sau đó Trả phòng khách sạn, xe đón quý khách khởi hành tham quan Bán đảo Sơn Trà -  Viếng chùa Linh Ứng, Trấn tâm linh phía đông của Thành phố Đà Nẵng, chiêm ngưỡng tượng Quán Thế Âm cao 67m. Mua sắm đặc sản tại chợ Hàn hoặc tại Siêu thị đặc sản Miền Trung.

Trưa    Đến giờ xe đưa Quý khách ra sân bay làm thủ tuc đáp chuyến bay khởi hành về Hà Nội/Hồ Chí Minh. Chia tay Quý khách và kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại quý khách

TG: Du lịch Lý Sơn tại đây


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Trải nghiệm mùa du lịch biển đảo Lý Sơn 2016

Du lịch biển đảo Lý Sơn đưa du khách đến với  nơi có rất nhiều bãi biển đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn những trải nghiệm du lịch biển đảo với bạn những thông tin hữu ích nhất khi tới đây.
trainghiemmuadulichbiendaolyson2016



Theo kinh nghiệm của mình thì đồ ăn ở Quảng Ngãi không quá đắt, bạn có thể những quán này để ăn, đây là các quán ăn được đánh giá ngon:

Cháo nhum biển
dulichlyson-chaonhumbien

Con nhum – còn gọi là cầu gai hay nhím biển – hình dáng xù xì, xấu xí y hệt chùm gai, thường sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo. Sau khi đánh bắt , người dân bổ đôi con nhum, gỡ thịt chấm muối chanh với bồ tạt, ăn sống ngay khi mới vớt lên khỏi mặt nước hoặc trộn thịt nhum với trứng chưng mặn để ăn cơm. Có người nướng hoặc um thịt nhum với bắp chuối chát và cây chuối non… Nhưng, ngon nhất vẫn là món cháo nhum, ăn nóng , hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo.

Nhum còn dùng làm mắm tuy nhiên sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.

Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí - quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: "Mắm nhum - sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt "hộ" mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm..." Nghĩa Sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt "hộ" và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.

Cá tà ma
dulichlyson-catama

Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.

Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo...

trainghiemmuadulichbiendaolyson2016-hauson

Hàu son xào
Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sản quý, mà còn nhiều món ăn dân dã như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức hương vị khó quên.

Hàu son hay còn gọi là Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành, sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu đỏ gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa.

Gỏi sứa
dulichlyson-goisua

Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.

-Gỏi cá cơm
dulichlyson-goicacom

Cá cơm được chế biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày, cá cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.

Gỏi cá cơm là món ăn đơn giản. Muốn làm ngon phải bắt đầu từ khâu chọn lựa cá. Cá đánh về còn tươi roi rói, mầu da ánh lên trắng xanh. Nếu cá to bằng ngón tay út, các bà nội trợ phải vặt đầu, tước thành hai mảnh và bỏ xương. Còn cá nhỏ hơn thì chỉ việc bỏ đầu và ruột nhỏ. Cá rửa sạch và để ráo nước, cho vào nồi đổ ít dấm, bắc lên bếp lửa đun liu riu, nước dấm chỉ được sôi lăn tăn không sôi "bùng" lên, khoảng 15 đến 20 phút đem xuống trút vào rổ sạch để ráo nước. Nước dấm đun với cá được dùng để chế biến thành nước tương. Một chút bột bánh in làm bằng nếp, dăm trái chuối mốc (chuối Đồng Nai) đã chín nẫu đem giã nhuyễn và trộn vào thứ nước lèo đó bắc lên bếp đun sôi, nêm mắm muối, gia vị là được bát nước tương ngon lành, có hương vị béo, ngọt, bùi, chua... Cá cơm hấp chín cho vào bát to, trộn thêm lạc giã nhỏ cùng các loại gia vị tiêu, hành, vắt thêm chút nước chanh tươi có vị chua chua vào là được món gỏi cá cơm thật hấp dẫn...