Trang

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Vẻ đẹp biển đảo Lý Sơn trong dịp hè

Du lịch Lý Sơn chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong vắt của biển cùng những cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách nhất là vào dịp hè khi thời tiết oi bức là lúc bạn tìm đến với biển đảo, tuy nhiên bạn không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp biển đảo Lý Sơn trong dịp hè này đây là một điều thật thú vị bạn nên biết.
vedepbiendaolysontrongdiphe

Lý Sơn nơi thường được ví như “đảo tiên” giữa biển Đông bao la với nhiều cảnh sắc làm mê đắm lòng người, cùng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Thế nhưng, “ngành công nghiệp không khói” nơi đây vẫn ở dạng tiềm năng, bởi, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cao hơn nhiều lần so với đất liền.

Trong số 12 đảo là đơn vị hành chính cấp huyện, Lý Sơn có mật độ dân số cao nhất với 1.818 người/km2, gấp 7,2 lần so với mật độ dân số bình quân của cả nước. Bên cạnh đó, huyện đảo xinh đẹp này còn giữ được rất nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn liền với quá trình xây dựng và gìn giữ đảo, khai thác và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.

Lý Sơn hiện có khoảng 50 di tích, trong đó có 10 di tích đã được xếp hạng. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể về tinh thần, sinh hoạt dân gian, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc như: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền truyền thống, hội dồi bong… mang tính đặc hữu bản địa không nơi nào có được”.

Đến Lý Sơn những ngày này, du khách sẽ được đắm mình trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ quanh đảo, gắn giữa núi cao với biển cả. Từng đàn chim hải âu bay về làm tổ bên vách núi hay đơn giản chỉ là cảnh nước biển trong veo vỗ bờ cát trắng. Thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Du khách thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé). Thăm cánh đồng hành, tỏi bên các làng chài ở thôn Đông, xã An Hải, dưới ánh bình minh. Đón hoàng hôn bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới…

Hiện có rất nhiều du khách cảm thấy thích thú khi đến Lý Sơn đó là cảnh nhộn nhịp sống ở cảng cá mỗi khi có tàu về. Những người vợ giúp chồng chuyển cá từ khoang thuyền vào cầu cảng, những chiếc lưới vẫn còn dính cá cũng nhanh chóng được những ngư dân gỡ kiểm tra lần cuối, thu dọn gọn gàng. Những mẻ cá tươi luôn hấp dẫn người mua, họ mua cho kịp giờ chợ sớm, đảo khi ấy mới chính thức bình minh.

Với bất kỳ ai đến Lý Sơn dù dài ngày hay mau chóng cũng không thể bỏ lỡ những câu chuyện kiêu hùng về người lính Hải đội Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử. Họ vẫn sống mãi ở đây, nơi khu “mộ chiêu hồn” hay khu “mộ gió” của những hải binh xưa, những chiến sĩ trong đội thủy quân của đội trưởng Phạm Quang Ảnh và hơn 70 binh sĩ, những người đầu tiên đi làm công việc đo đạc hải trình Hoàng Sa từ thời vua Gia Long, năm 1815. Và rất nhiều những ngôi mộ chiêu hồn dành cho thế hệ tiếp nối hy sinh ngoài biển…

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đã mở nhiều chương trình du lịch đến Lý Sơn, nhờ đó, du khách trong và ngoài nước đã tìm đến đảo ngày một đông hơn. Theo ông Phạm Hoàng Linh, gần nửa năm nay, khách đến Lý Sơn tăng đột biến. Nếu trước đây mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu từ đất liền ra huyện đảo thì nay, một ngày có từ 2 - 3 chuyến tàu qua lại đất liền. Số khách những ngày cao điểm có thể lên đến khoảng 500 người.

Ban Quản lý cảng Sa Kỳ cũng cho biết, khách du lịch đến Lý Sơn ngày càng đông, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, nếu không đặt trước thì khó mua được vé tàu cao tốc. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, số khách như vậy là chưa tương xứng so với tiềm năng của “Đảo tỏi”. Và việc khai thác tài nguyên và phát triển du lịch ở huyện đảo này dường như chưa hiệu quả, khi mà hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ngành công nghiệp “không khói” quá nghèo nàn. Minh chứng là cả đảo chỉ có khoảng 70 buồng, phòng phục vụ khách du lịch, chưa có cơ sở lưu trú nào “có sao” để đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách quốc tế. Mặt khác, những nhà hàng sang trọng, dịch vụ vui chơi giải trí ở “Vương quốc tỏi” cũng vắng bóng.

Một vấn đề khác làm đau đầu các nhà quản lý du lịch Lý Sơn là nguồn nhân lực phục vụ tại huyện đảo chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Thậm chí, người dân và cả chính quyền địa phương cũng đang lúng túng trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch.

Chẳng những thế, người làm du lịch, dịch vụ ở “Vương quốc tỏi” còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Như chia sẻ của nhiều chủ nhà nghỉ ở Lý Sơn thì, mặc dù họ rất muốn nâng cấp hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng nhưng lực bất tòng tâm vì không có kinh phí. Thực tế, xây nhà ở đảo này có chi phí đội lên gấp 3 - 4 lần so với ở đất liền do phải vận chuyển vật liệu từ cảng Sa Kỳ ra. Trong khi đó, lượng khách du lịch chưa thực sự ổn định. Những ngày biển động, họ chỉ nằm nhà chơi dài. Bởi thế, để ngành công nghiệp “không khói” của Lý Sơn phát huy lợi thế, lãnh đạo huyện Lý Sơn mong muốn tỉnh Quảng Ngãi và các nhà đầu tư sớm quan tâm hoặc cấp kinh phí cho Lý Sơn xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi, ăn uống phục vụ nhu cầu khách du lịch hạng sang.

Song song với đó, huyện cũng đang lên kế hoạch đào tạo cho người dân làm du lịch và đa dạng sản phẩm du lịch như: “Đảo xanh huyền thoại”, “Công viên ốc biển và san hô biển Lý Sơn”, “Khám phá tầng địa chất trên đảo Lý Sơn”… để thu hút du khách. Đặc biệt, từ đầu tháng 9 này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kéo nguồn cấp điện quốc gia ra Lý Sơn. Từ khi có điện, không chỉ sinh hoạt của người dân được cải thiện mà tin rằng tới đây, các dịch vụ du lịch cũng sẽ phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hy vọng, trong thời gian không xa, huyện đảo Lý Sơn sẽ được các cấp, ngành, nhà đầu tư quan tâm hơn nữa cho việc phát triển du lịch, để nơi đây thực sự trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Trích theo trang: Baoquangngai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét